Cuộc sống của thực tập sinh làm nông nghiệp tại Nhật Bản như thế nào? Họ có phải chịu sự vất vả, “một nắng, hai sương” như ở quê nhà hay không? Các bạn yêu thích ngành nông nghiệp của Nhật và đang có mong muốn sang Nhật Bản làm việc trong ngành nông nghiệp có tò mò về cuộc sống thực tế của thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản là như thế nào không? Hãy cùng CEO tìm hiểu qua chia sẻ của những bạn thực tập sinh đã và đang làm việc trong ngành nông nghiệp tại Nhật Bản nhé.
Trò chuyện với thực tập sinh ngành nông nghiệp tại Nhật Bản
Hôm nay, đại diện CEO tại Nhật sẽ dẫn chúng ta gặp và trò chuyện với bạn Mơ, thực tập sinh ngành nông nghiệp tại Nhật Bản. Hiện tại, Mơ đang làm công việc trồng nấm trong nhà xưởng, tuy nhiên tùy theo mùa vụ, các bạn ấy vẫn làm cả các công việc ngoài đồng như cắt măng, cắt bí … Cùng tìm hiểu về cuộc sống cũng như công việc … của nhóm thực tập sinh này tại Nhật Bản qua những chia sẻ rất chân thành và thực tế của Mơ nhé!
Lợi thế của đặc thù ngành nông nghiệp khi tuyển chọn thực tập sinh
- Không đòi hỏi tay nghề, bằng cấp chuyên môn, chỉ đòi hỏi kỹ năng làm việc nhanh nhẹn, chăm chỉ,…
- Hầu hết các lao động Việt Nam xuất thân từ thôn quê, quen với việc trồng trọt nên có lợi thế trong việc làm nông nghiệp.
- Công việc không quá khó khăn, ổn định, mức thu nhập trung bình về tay 25, thậm chí mùa vụ nhiều việc về tay 30 triệu đồng/tháng.
- Được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong môi trường nông nghiệp hiện đại, tiên tiến nhất.
Tuy nhiên, khá nhiều người vẫn còn lo lắng về các đơn hàng nông nghiệp, sợ phải vất vả mà tiền kiếm chẳng được bao nhiêu. Bởi nếu suy nghĩ theo hướng từ nông nghiệp Việt Nam rồi nghĩ rằng làm nông nghiệp Nhật Bản sẽ không có tương lai, sẽ vất vả thì các bạn đã hoàn toàn sai lầm.
Qua những chia sẻ thực tế của các bạn thực tập sinh làm việc trong ngành nông nghiệp tại Nhật Bản có thể thấy rằng:
Theo quy định của pháp luật Nhật Bản thì người lao động vẫn làm việc 8 tiếng/ngày. Do đặc thù của ngành nông nghiệp tại Nhật Bản là làm quanh năm, và không theo vụ mùa như ở Việt Nam. Thế nên, người lao động có cơ hội để tăng ca, làm thêm kiếm thu nhập. Thời gian làm thêm khoảng 2 tiếng – 4 tiếng mỗi ngày, và thường được tăng ca vào cuối tuần. Dĩ nhiên, mức lương làm tăng ca bằng 130% so với mức lương cơ bản, và bằng 200% so với mức lương cơ bản nếu là ngày lễ, tết của người Nhật. Ngoài những giờ làm việc mệt mỏi, sau tan ca hay vào các dịp lễ của người Nhật, các thực tập sinh sẽ có cơ hội quay quần bên nhau để cùng trò chuyện, chia sẻ với nhau về công việc và cuộc sống cũng như cảm thấy được vỗ về khi xa gia đình từ hơi ấm của đồng hương. Cũng như việc tham gia các đơn hàng khác, các bạn thực tập sinh ngành nông nghiệp sẽ được hỗ trợ và bố trí chỗ ở sao cho thuận tiện để làm việc nhất. Mỗi tháng các thực tập sinh phải thanh toán các chi phí: tiền nhà, tiền điện nước, gas,…và được hỗ trợ từ phía Chủ sử dụng lao động hoặc Nghiệp đoàn. Đặc biệt, đối với các bạn tham gia đơn hàng nông nghiệp thì không phải lo lắng về vấn đề thực phẩm, vì bạn đã bỏ công sức để làm ra chúng thì sẽ được thưởng thức chúng, những thực phẩm sạch và an toàn nhất. Điều này cũng giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí sinh hoạt đấy! |
Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được rõ hơn về cuộc sống của mình nếu như đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp. Dù bạn có làm việc trong ngành nào tại Nhật thì khi về nước các bạn có một số vốn “bền vững” để lập nghiệp, hoặc ứng dụng những kỹ thuật nông nghiệp đã học hỏi được từ xứ sở hoa anh đào để tự xây dựng sự nghiệp riêng cho mình trên mảnh đất quê hương cằn cỗi.
Chúc các bạn thành công!