Thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản ngoài tham gia giao thông bằng xe đạp hay tàu điện thì xe máy cũng là một phương tiện rất phổ biến.
Cùng CEO tìm hiểu về câu chuyện thi bằng lái, mua và sử dụng xe máy của các bạn TTS tại Nhật Bản nhé.
Câu chuyện của Bùi Văn Thái – mua và sử dụng xe máy tại Nhật Bản
Mình là Thái, TTS đi theo diện kỹ sư đang sống và làm việc tại Nhật.
Các bạn TTS Việt qua Nhật thường đi xe đạp, đi bộ hoặc di chuyển các phương tiện công cộng vì nhiều công ty và nghiệp đoàn cấm sử dụng xe máy.
Nhiều bạn đặt câu hỏi thực tập sinh có được mua xe máy không?
Câu trả lời là “có nhé”.
Trước tiên, đỡ cảnh lóc cóc đạp xe thì mình chuyển đổi bằng rồi tậu 1 cái xe máy đi cho đỡ cực.
Tại chỗ làm mình cũng cách công ty 5km, đạp cũng mệt, chưa kể những ngày tăng ca 3 tiếng 8h15 mới ra khỏi công ty, đứng ko vững chưa kể cong mông đạp xe.
Xem thêm: Thông tin mới nhất về XKLĐ Nhật Bản năm 2023
Câu chuyện mua và sử dụng xe máy của mình
Mình thì đơn giản lắm, mua xe cũ rẻ thôi, tính ra tiền Việt khoảng trên 10 triệu VNĐ xíu.
Năm sau ổn định thì đi học bằng ô tô sau.
Đây là xe của mình, 50cc.
Dịch vụ là công ty người Việt làm, 6,5 man, bảo hiểm 2 loại nữa là gần 9 man.
Xe này nhẹ lắm, giống kiểu xe cup ấy, chỉ hơi chậm tí thôi…
Về thủ tục đơn giản lắm, có bằng ở Việt Nam thì mang qua Nhật, xong gọi gửi bằng đi dịch, rồi gọi điện đặt lịch phỏng vấn, rồi lên nộp hồ sơ và phỏng vấn.
Sau đó người ta hẹn lịch thi khoảng 1 tháng và thi có 10 câu hỏi thôi, dễ lắm ak.
Xong ra cấp bằng luôn.
Chi phí khoảng 1 man.
Thủ tục đơn giản mà phải không, nhưng nhớ năm Luật nhé?
Chúc các bạn tất cả anh em TTS CEO nói riêng và TTS Việt Nam nói chung có 1 cuộc sống tốt tại Nhật
Câu chuyện thi bằng lái của Thảo – Thực tập sinh Điều dưỡng UNIGATE
Bạn Thảo ngay sau khi sang làm việc tại Nhật Bản đã sắm một chiếc xe máy với giá 8 man để đi làm cho tiện.
Thảo chia sẻ cách kiếm bằng đơn giản nhất là đổi từ bằng lái xe máy Việt Nam.
Các bước tiến hành như sau: Mang bằng lái đi dịch sang tiếng Nhật.
Sau đó mang bản dịch và bằng lái Việt Nam lên phòng cấp bằng làm thủ tục và một bài thi 10 câu (có thể chọn tiếng Anh).
Lưu ý: Bằng lái Việt Nam mới tậu tầm dưới 6 tháng không đổi được sang bằng Nhật các bạn nhé.
Về thi bằng thì nếu bạn không có bằng lái Việt Nam thì bạn phải thi 50 câu luật tiếng Nhật như người Nhật.
Khó nhằn đấy.
Xem thêm: Top 9 hãng xe máy Nhật Bản mới nhất 2023
Bí kíp mua và sử dụng xe máy của TTS Thảo tại Nhật Bản
Còn về mua xe, mình thấy sinh viên sắp về nước thường bán lại xe máy giá rẻ, tầm 3-4 man.
Nếu không thì ra tiệm xe cũ.
Đủ loại, ít nhất tầm 7-8 man.
Người bán sẽ phải xuất một văn kiện để người mua cầm lên chính quyền sở tại nơi đăng ký tạm trú để xin đăng ký.
Trước khi lên gặp chính quyền, nên photo văn kiện, giữ một bản, sẽ cần đến khi đi mua bảo hiểm.
Gặp chính quyền, trình văn kiện cùng thẻ ngoại kiều.
Nhân viên nhà nước sẽ thu văn kiện, nhập số khung số máy vào hệ thống rồi in ra một văn kiện khác, trên đó có biển số mới.
Người mua cầm văn kiện đi mua BH.
Nếu mua xe ở tiệm thì tiệm sẽ bán bảo hiểm luôn.
Giá tầm man rưỡi cho hợp đồng 24 tháng, tùy hãng.
Về biển số. Mua bảo hiểm xong, bạn sẽ cầm hợp đồng bảo hiểm quay lại chính quyền sở tại, trình hợp đồng.
Nhân viên nhà nước sẽ đưa cho biển số xe mới và hai con ốc.
Tự lắp biển số trước khi đi.
Luật đi xe máy tại Nhật
Thảo chia sẻ:
Nói chung luật xe máy Nhật không phức tạp hơn luật Việt Nam.
Bám lề bên trái, giữ cự ly cách lề không quá 1m.
Không đi vào làn dành riêng cho xe bus.
Khi sắp đến ngã tư, không được đi vào làn dành riêng cho các xe rẽ trái mà lại không rẽ.
Tốc độ max theo luật là 30 km/h, tuy nhiên chạy 40 km/h nói chung cũng chẳng sao.
Chạy trên 40 km/h thì coi chừng bị phạt nhé các bạn.
Các bạn nhớ lưu ý để đủ điều kiện lái xe thì phải nắm luật và có bằng nha mọi người.
Chạy xe không bằng là trọng tội ở Nhật đấy!
Chúc các bạn có một hành trình và những trải nghiệm đáng nhớ tại Nhật Bản!