Cuộc sống trong viện dưỡng lão ở Nhật: Nhân viên già hơn khách hàng

Xem nhanh

Ông Tasaka, 70 tuổi là nhân viên chăm sóc ở viện dưỡng lão Cross Hearts, Yokohama, Nhật Bản.

Ở tuổi 70, ông Tasaka có thể bị nhầm là một cư dân của viện dưỡng lão này, nhưng thực ra ông Tasaka chưa hề nghĩ đến chuyện nghỉ hưu sớm thế. Thay vào đó, ông đang làm công việc thứ hai trong cuộc đời mình sau nghề làm đậu phụ thời trẻ, đó là nhân viên chăm sóc người già ở viện dưỡng lão Cross Hearts của Tokyo.

“Tôi luôn thích công việc chăm sóc, trong khi những người già ở Nhật Bản thì không được chăm sóc nhiều. Vì thế, tôi thực sự biết ơn khi nhận được cơ hội này. Tôi cũng già nên tôi có thể hiểu những gì họ phải trải qua. Tôi thực sự cảm thấy giống như mình đang giao lưu với các cư dân ở đây, chứ không phải đang chăm sóc họ” – ông Tasaka chia sẻ với CNN.

Trong 5 năm qua, ông làm nhiệm vụ đưa đón các cư dân từ nhà tới viện dưỡng lão và ngược lại, cũng như giúp họ ăn uống và đồng hành cùng họ.

Ông Tasaka trò chuyện cùng các đồng nghiệp trẻ.

Xem thêm: Trải nghiệm với nghề – Tâm sự từ TTS làm công việc kaigo tại Nhật

Ông sống trong một căn hộ ở gần viện và cũng là một trong số hơn chục nhân viên trên 65 tuổi ở đây. Họ làm việc cùng với cả những nhân viên trẻ hơn và lao động người nước ngoài. Ở nhiều quốc gia phát triển, công việc này thường được làm bởi lao động người nước ngoài, nhưng việc Nhật Bản thiếu chính sách nhập cư đã khiến những công dân lớn tuổi phải làm việc lâu hơn trước khi về hưu.

Viện dưỡng lão Cross Heart – nơi có hàng trăm khách hàng đang ở trong danh sách chờ – đặt ra tuổi nghỉ hưu chính thức là 70, nhưng vẫn cho phép những người tự nguyện làm việc đến 80 tuổi. Tuổi nghỉ hưu phổ biến ở Nhật Bản là từ 60 đến 65 tuổi, nhưng gần đây các bác sĩ đã khuyến nghị tăng độ tuổi này lên 75.

Chia sẻ với CNN, giám đốc điều hành viện dưỡng lão Cross Hearts, bà Seiko Adachi chia sẻ: “Già đi là bước đầu tiên khiến bạn mất đi một thứ gì đó. Đó là thể anh em, bố mẹ hay vị trí của bạn trong xã hội… Có một điều tốt ở những nhân viên lớn tuổi ở đây, đó là họ thực sự hiểu cảm giác của những cư dân cao tuổi”.

“Đó cũng là công việc tốt cho họ khi họ thấy mình có một nơi để đến – điều sẽ giúp họ tiếp tục sống tốt”.

Theo bà Adachi, chìa khoá để thu hút lao động lớn tuổi là giúp họ tập trung vào công việc chăm sóc, không phải như một công việc kiếm tiền bán thời gian, mà như một sự nghiệp thứ 2 mà họ có thể phát triển.

“Tôi muốn học để có giấy phép chăm sóc người già và có thể đảm nhiệm vai trò quản lý sau này” – ông Tasaka cười nói. “Tôi không cảm thấy bị giới hạn bởi tuổi tác của mình”.

Xem thêm: Nếu đi Nhật theo diện Thực tập sinh thì có sinh hoạt theo đạo Công giáo được không?

Share on facebook
Share on email
Share on print

Bài viết mới đăng

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN ĐƠN HÀNG

Tư vấn miễn phí