Câu chuyện về phân loại rác tại Nhật qua lời kể của một người Việt Nam

Xem nhanh

Vấn đề thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại Dự thảo luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tham khảo kinh nghiệm các nước như Nhật Bản.

Bởi trên thế giới Nhật Bản là những nước điển hình trong việc xử lý rác tốt để lại hình ảnh xanh, sạch, đẹp. Những chia sẻ của người Việt tại Nhật Bản sẽ chỉ ra cho chúng ta thấy được, người nước ngoài họ có kỉ luật về rác như thế nào?

Nếu như ở Việt Nam, mọi loại rác thải đều được đổ chung hỗn độn thì ở Nhật Bản người dân phân loại rác từ ở nhà. Anh Phạm Ngọc N. (25 tuổi, Thái Bình) hiện đang làm việc tại Nhật Bản cho biết, tùy khu vực mà cách phân loại rác có thể có đôi chút khác biệt. Ở khu vực anh sống, rác sẽ phân chia làm 3 loại: rác sinh hoạt, rác tái chế, rác không cháy được.

Túi to có giá khoảng 50 yên/1chiếc, túi bé giá 30 yên/1 chiếc. Màu trắng sẽ đựng rác sinh hoạt, màu xanh đựng rác không cháy được, màu vàng là đựng rác tái chế. Ở mỗi nơi, số tiền phải trả sẽ một khác, nhưng đều theo một quy định chung là rác càng to, phí càng lớn”, anh N. chia sẻ.

Xem thêm: Những kinh nghiệm tuyệt vời nên biết nếu bạn muốn làm việc tại Nhật

Theo anh N., rác lớn là những loại đồ dùng gia đình không dùng đến nữa như bàn ghế, đồ điện gia dụng, xe đạp… khi vứt đi cần phải đăng ký và trả khoản phí từ 1.600 yên đến trên 5.000 yên Nhật (khoảng 300.000 đến gần 1 triệu đồng). Sau đó, người dân phải gọi điện đến văn phòng công ty xử lý rác để yêu cầu họ đến thu gom rác.

Tại Việt Nam, người dân đổ rác tùy tiện, không có giờ giấc cụ thể, nhưng ở Nhật Bản đổ rác phải theo đúng quy định. Mỗi khu vực sẽ có địa điểm, ngày giờ cụ thể để vứt những loại rác đã được phân loại khác nhau. Với rác đốt được, 1 tuần khoảng 2 lần; còn rác không đốt được, 1 tuần 1 lần.

“Ai cũng phải nắm được lịch đổ rác ở khu mình để biết được thứ mấy đổ rác đốt được, thứ mấy là dành cho rác không đốt được, ngày nào đổ rác nhựa có thể tái chế, ngày nào là rác cồng kềnh, hay ngày nào là rác chai lọ thủy tinh… Đặc biệt, các chai lọ, hộp đựng… phải được rửa sạch sẽ trước khi vứt đi”, anh N. cho biết.

Theo Đời sống Plus

Share on facebook
Share on email
Share on print

Bài viết mới đăng

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN ĐƠN HÀNG

Tư vấn miễn phí