Một số thông tin chung về tỉnh Aichi
Được thành lập do sự sát nhập của 3 tỉnh cũ là Owari, Ho và Mikawa. Vào năm 1871, Owari đổi tên thành tỉnh Nagoya. Đến năm 1872, tỉnh Nagoya đổi tên thành tỉnh Aichi sau đó có thêm tỉnh Nukuta sát nhập vào.
Tiếng Nhật: 愛知県 – Ái Chi Huyện
Diện tích: 5.173 km²
Dân số: 7,553 triệu người (thống kê 1/10/2019)
Hành chính: 35 thành phố trong đó Nagoya là thủ phủ, 10 quận, 24 thị trấn và 2 làng
Thời tiết: Khí hậu ôn hòa, mùa hè khá oi bức
Đặc điểm kinh tế: chủ yếu là ngành xây dựng, may mặc, nông nghiệp, thực phẩm,…
Điểm du lịch: Lâu đài ở Nagoya, Okazaki, Toyohashi và Inuyama., Bảo tàng kiến trúc ngoài trời Meiji Mura, Nhà máy ô tô Toyota, Công viên khỉ ở Inuyama,….
Biểu tượng của tỉnh: Cú mèo Konohazuku, tôm he Nhật Bản, hoa Yến tử và cây phong Hananoki.
<Người dân ở đây nói rằng cái tên “Aichi” xuất phát từ một bài thơ do nhà thơ Takechi Kurohito sáng tác, nằm trong tập ba của tuyển tập thơ Man’yoshu (“Vạn Diệp tập”), đây là một tuyển tập thơ nổi tiếng của Nhật Bản.
Vị trí địa lý
Aichi là một tỉnh thuộc tiểu vùng Tokai, Chubu. Tỉnh Aichi tiếp giáp với các tỉnh sau: Phía đông giáp tỉnh Shizuoka Phía tây giáp tỉnh Mie Phía bắc giáp tỉnh Nagano và Gifu Phía nam giáp biển Thái Bình Dương Tỉnh có điều kiện giao thông vô cùng thuận lợi, đặc biệt là có 2 sân bay là Sân bay quốc tế Chubu ở Tokoname và sân bay Nagoya./div>
Khí hậu và thời tiết
Nagoya
Okazaki
Toyohashi
Vào mùa đông, nhiệt độ thấp nhất xuống 1 độ C. Lượng mưa hàng năm ở đây tương đối lớn so với các tỉnh lân cận và cùng bán đảo xung quanh.
Đặc điểm kinh tế
Tỉnh Aichi có nền kinh tế khá phát triển, một mặt lưu giữ truyền thống, mặt còn lại phát triển công nghiệp. Tại thành phố Nagoya, các tập đoàn lớn như Asahi, Toyota, Nikko và Mitsubishi,… liên tục mở rộng quy mô hoạt động.
Các ngành nghề chính tại Aichi gồm có:
Ngành nghề truyền thống: Nhuộm vải, làm bút lông, đồ dùng trà đạo, đá quý.
Công nghiệp: Xây dựng, gia công cơ khí, làm sắt, hàn xì.
Nơi đây hàng năm thu hút một lượng lớn du học sinh và người lao động đến sinh sống, học tập và làm việc. Dự kiến tăng trưởng hàng năm lên đến 1,8%.
Chi phí sinh hoạt và mức lương tối thiểu
Mức lương cơ bản tại tỉnh Aichi ở mức 926 yên / giờ. Mức lương này được công bố vào tháng 10 năm 2019, áp dụng cho cả người nước ngoài đang làm việc tại đây.
Chi phí sinh hoạt, giá cả lương thực thực phẩm tại tỉnh Aichi đều ở mức trung bình, không hề đắt đỏ như ở các tỉnh, thành phố lớn.
Địa điểm du lịch
Tỉnh Aichi Nhật Bản có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút sự ghé thăm của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Các địa điểm này hầu hết đều là những công trình gắn liền với chứng tích lịch sử, mang đậm phong cách cổ kính,… Ngoài ra còn có các công trình tu bổ, tái tạo hoài cổ.
>>>Xem thêm: Một chút trải lòng của thực tập sinh CEO ngành xây dựng tại Aichi
Một số địa điểm có thể kể đến bao gồm
Bảo tàng kiến trúc ngoài trời Meiji Mura ở Inuyama nơi còn lưu giữ các công trình xây dựng cổ từ thời Meiji và Taisho, hành lang của khách sạn Hoàng đế do Lloyd Wright thiết kế
Nhà máy ô tô Toyota trong thành phố Toyota. Tại đây, du khách sẽ có thể tham quan và theo dõi quy trình công nghệ sản xuất ô tô của hãng Toyota nổi tiếng.
Công viên khỉ ở Inuyama với rất nhiều loài khỉ khác nhau được bảo tồn và nuôi dưỡng.
Lâu đài ở Nagoya, Okazaki, Toyohashi và Inuyama.
Ngoài ra còn nhiều các địa điểm khác mà du khách không thể bỏ lỡ.
Đặc sản của tỉnh Aichi Nhật Bản:
Đến Aichi, du khách thường được thưởng thức khá nhiều món ăn vặt thú vị như:
Kishimen: Kishimen là một biến thể của mi Udon độc đáo với sợi mì dài và dẹt, được làm bằng cách chồng nhiều lớp lên nhau, nên khi ăn có vị giòn tan đặc trưng.
Kaeru Manju: Đây là loại bánh ngọt có hình dáng của một chú ếch. Nhân bánh bên trong rất đa dạng với vị đậu đỏ, vị khoai lang, socola, trà xanh, anh đào,…
Aoyagi Uirou: Bánh thường được gọi tắt là Uirou, đây là món bánh khá đặc trưng của Nhật Bản và được làm từ các nguyên liện đơn giản như bột gạo, đường và nước.
Riêng món bánh Aoyagi Uirou có tới 5 loại khác nhau về màu sắc và mùi vị, đó là trắng (sử dụng đường trắng), nâu (sử dụng đường nâu), trà xanh (sử dụng matcha), đậu đỏ (sử dụng đậu đỏ), và sakura.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản tại tỉnh Aichi:
Trong các năm gần đây, tỉnh Aichi liên tục tuyển dụng người lao động Việt Nam với đa dạng các ngành nghề như: ngành điện tử, cơ khí, chế biến thực phẩm và nông nghiệp,…
Nếu bạn quan tâm, vui lòng xem chi tiết đơn hàng xuất khẩu lao động tại CEO để rõ hơn. Còn nếu bạn muốn làm điều dưỡng viên – hộ lý tại Nhật Bản, thì đăng ký ngay với chúng tôi nhé.