Nhật Bản sẽ bồi thường 442 triệu yên cho người tử vong vì tiêm vaccine Covid-19

Xem nhanh

Ngày 19/2, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản, ông Norihisa Tamura cho biết, sẽ đền bù 44,2 triệu yên cho mỗi trường hợp tử vong do phản ứng phụ sau khi tiêm Vaccine phòng Corona. Ông Tamura cho biết ngoài ra Chính phủ cũng chu cấp phí mai táng với số tiền 209.000 yên. Trong trường hợp sau tiêm bị tàn tật cấp độ 1 mà cần có người trông nom, sẽ đền bù 5.056.800 yên/ năm. Nếu không nhập viện mà được chăm sóc ở nhà sẽ nhận thâm 844.300 yên. Chính phủ sẽ tổ chức phát phiếu tiêm chủng đến người dân. Khi đến tiêm phải có giấy tờ chứng minh chính chủ như bằng lái xe hay thẻ bảo hiểm…

Nỗi hoài nghi từ các sự cố vaccine của Nhật trước đây
Từ những năm 1970, Nhật Bản đã ghi nhận các trường hợp kháng vaccine nguy hiểm. Hai trẻ sơ sinh đã tử vong trong vòng 24 giờ sau khi tiêm mũi vaccine kết hợp bạch hầu, uốn ván và ho gà. Loại vaccine này đã bị đình chỉ, nhưng niềm tin của người dân về tác dụng của vaccine từ đó bắt đầu lung lay. Vài năm sau, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ sơ sinh tại Nhật Bản đã giảm dần, dẫn đến tình trạng gia tăng các ca mắc ho gà.

Vào cuối những năm 1980, một mối lo ngại khác lại xuất hiện khi Nhật Bản chế tạo vaccine phòng bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR). Những cáo buộc ban đầu cho rằng loại vaccine này dẫn đến bệnh viêm màng não vô khuẩn hoặc sưng màng quanh não và tủy sống. Nguyên nhân bắt nguồn từ thành phần quai bị của vaccine MMR. Vụ kiện đã được đệ trình lên toà án và đòi một khoản bồi thường lớn. Sau vụ bê bối từ các sự cố trên, tiến sĩ Yuho Horikoshi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nói rằng các vụ kiện đã dẫn đến một “lỗ hổng tiêm chủng”. Điều này khiến không có loại vaccine nào được chấp thuận ở Nhật Bản trong khoảng 15 năm.

Đến năm 2013, Nhật Bản đã bổ sung vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) vào chương trình quốc gia nhằm bảo vệ nữ giới khỏi virus lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên vào thời điểm đó, trên Youtube xuất hiện những video cho thấy nhiều người đã gặp tác dụng phụ sau khi tiêm. Điều này khiến chính phủ Nhật Bản phải loại bỏ vaccine khỏi chương trình tiêm chủng. Ủy ban Đánh giá Các phản ứng có hại của vaccine đã tiến hành điều tra. Họ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy mối liên quan giữa tác dụng phụ trên và vaccine HPV.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Lancet, có hơn 70% người Nhật hoài nghi về sự an toàn, cần thiết của việc tiêm chủng. Giáo sư Shoji Tsuchida, chuyên gia Tâm lý Xã hội tại Đại học Kansa cho biết các sự cố ảnh hưởng từ tác dụng phụ của vaccine trước đây, đặc biệt là trường hợp HPV, đã ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người dân.

Sự cẩn trọng trong quá trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19

Nhật Bản đã tiến hành độc lập một thử nghiệm lâm sàng trong nước đối với vaccine Pfizer-BioNTech với khoảng 160 người tham gia. Theo ông Taro Kono, Bộ trưởng phụ trách triển khai vaccine Covid-19, cuộc thử nghiệm chủ yếu nhằm xây dựng lòng tin của công chúng với chương trình tiêm chủng. Ông cho hay: “Tôi nghĩ điều quan trọng hơn là phải cho người dân thấy rằng chính phủ Nhật Bản đã làm mọi điều có thể để chứng minh vaccine an toàn và hiệu quả, từ đó khuyến khích họ tiêm ngừa. Về lâu dài, có thể chúng tôi bắt đầu chậm hơn, nhưng hiệu quả hơn”.

Sự hoài nghi của cộng đồng chính là trở ngại lớn khi chính phủ khởi động chương trình tiêm chủng Covid-19. Các mũi vaccine đầu tiên được dành cho nhân viên y tế tuyến đầu. Mục tiêu tiếp theo là tiêm cho người già trong tháng 4. Giới chức yêu cầu một nửa số bác sĩ và y tá trong đợt đầu ghi “nhật ký quan sát” để theo dõi tác dụng trong vòng 7 tuần.

Có nhiều người chỉ trích rằng Nhật Bản tốn rất nhiều thời gian trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, nhưng với chính phủ Nhật, việc trấn an tinh thần của cộng đồng hoài nghi và thử nghiệm chắc chắn độ an toàn của vaccine là điều tiên quyết cần làm. Đó là lý do mà Nhật Bản khởi động chương trình tiêm chủng sau các quốc gia khác rất nhiều.

Nhật Bản bồi thường nếu xuất hiện tác dụng phụ sau khi tiêm ngừa Covid-19
Tại Nhật, chương trình tiêm chủng cho khoảng 20.000 y bác sĩ trên cả nước đã được khởi động từ ngày 17/2. Đợt tiêm này đã phát sinh các khó khăn. Chính phủ cho biết, để sử dụng hết vaccine và tiêm cho 6 người thì cần có ống tiêm và xi lanh chuyên dụng nhưng để đặt đủ số thiết bị này thì mất nhiều thời gian. Vì thế Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản đã hướng dẫn các địa phương tiến hành tiêm chủng với tiêu chuẩn 5 người /1 lọ thay vì 6 người/1 lọ. Các công ty thiết bị y tế đã tăng cường sản xuất nhằm giảm thiểu số lượng vaccine bị bỏ phí, đảm bảo tiến độ cho kế hoạch tiêm chủng.

Trong lộ trình tiêm chủng, các quan chức Bộ cũng đã phát hiện những trường hợp đầu tiên có thể xuất phản ứng phụ sau khi tiêm. Một trường hợp xuất hiện phát ban và trường hợp còn lại cảm thấy ớn lạnh và rùng mình. Vào ngày 01/03/2021, một người phụ nữ ở độ tuổi 60 đã tử vong. Nguyên nhân ban đầu được chuẩn đoán là do xuất huyết dưới màng não, việc có liên quan đến vaccine hay không thì chưa được xác định. Các chuyên gia của Bộ Lao động & Y tế Nhật Bản sẽ nhanh chóng tiến hành điều tra nhằm sớm đưa ra kết quả đến cho người dân.

Trước đó, Chính phủ Nhật cũng thông báo quy định về mức tiền bồi thường đối với trường hợp bị tử vong do phản ứng phụ vì tiêm vaccine chống Covid-19 là hơn 44 triệu yên (khoảng hơn 9 tỷ đồng). Nếu gây ra di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thì số tiền Nhật Bản bồi thường cho những người tham gia tiêm chủng có thể lên đến hơn 5 triệu yên (khoảng hơn 1 tỷ đồng)/1 năm.

Share on facebook
Share on email
Share on print

Bài viết mới đăng

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN ĐƠN HÀNG

Tư vấn miễn phí