Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ Thất tịch – Lễ tình nhân phương Đông

Xem nhanh

Hôm nay ngày 7/7 âm lịch, là ngày Lễ Thất Tịch hay còn gọi là Ngày tình nhân phương Đông.

Ở Nhật Bản lễ Thất Tịch còn có tên gọi là lễ hội Tanabana. Trong ngày này, các địa điểm như sân nhà, trường học… thường sẽ được trang trí bằng các cây trúc nhỏ. Các bạn trẻ cũng tới các đền thờ trong ngày lễ Tanabata để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân. Và món ăn đặc biệt trong ngày này sẽ là mì soumen lạnh.

Lễ Thất tịch vào mùng 7 tháng 7 âm lịch hằng năm gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ.

” Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu, vì say mê một vị tiên nữ phụ trách việc dệt vải có tên Chức Nữ nên bỏ bê việc, để trâu vào điện Ngọc Hư. Hai người có tình cảm với nhau, họ đã kết duyên vợ chồng, trải qua năm tháng hạnh phúc và có với nhau 2 con, 1 trai, 1 gái.
Nhưng một ngày, Chức Nữ phải trở về theo lệnh của Ngọc Đế, hai người vô cùng đau khổ. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo nhưng lại bị chặn lại ở sông Thiên Hà, chàng đợi mãi, không chịu rời đi. Sau đó, vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, Vương Mẫu đã đồng ý để ngày 7/7 Âm lịch cho hai người gặp nhau”

Lễ Thất Tịch là một lễ hội quan trọng của người Trung Quốc. Ở Trung Quốc ngày lễ này thường có những hoạt động diễn ra rất sôi nổi và các cô gái trẻ sẽ thường trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo và để cầu mong lấy được người chồng tốt.

Còn ở Hàn Quốc ngày lễ Thất Tịch còn được gọi là Chilseok. Theo truyền thống của người Hàn Quốc thì họ sẽ tắm để có sức khỏe tốt. Cùng với đó, các món ăn mà họ sẽ thưởng thức trong ngày này đó là các món ăn làm từ lúa mì.

Vài năm gần đây, nhiều người tin vào thông tin cho rằng ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch sẽ gặp được điều may mắn, nếu độc thân sẽ tìm được người yêu, còn có đôi rồi thì tình yêu sẽ bền chặt, bên nhau mãi mãi. Tuy nhiên vẫn chưa thể kiểm chứng được mức độ thành công điều này.
Nguồn: ST

Share on facebook
Share on email
Share on print

Bài viết mới đăng

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN ĐƠN HÀNG

Tư vấn miễn phí